Chương 1: Tổng quan về thuế và hệ thống thuế
Ảnh: StellrWeb/ Unsplash
Đặc điểm chính
- Tính bắt buộc: Nghĩa vụ pháp lý, phân biệt thuế với các khoản thu khác.
- Tính pháp lý cao: Chỉ được quy định trong luật do Quốc hội ban hành.
- Không hoàn trả trực tiếp: Lợi ích nhận lại là gián tiếp qua các dịch vụ công (hạ tầng, an ninh, y tế, giáo dục).
Chức năng của Thuế
- Tạo nguồn thu cho NSNN: Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
- Điều tiết vĩ mô: Công cụ kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, định hướng đầu tư và tiêu dùng.
- Đảm bảo công bằng xã hội: Phân phối lại thu nhập (ví dụ: thuế TNCN lũy tiến).
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về thuế
- Tên thuế: Phản ánh bản chất (VD: Thuế GTGT).
- Người nộp thuế: Chủ thể có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế.
- Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa, thu nhập, hoạt động bị đánh thuế.
- Cơ sở tính thuế: Giá trị làm căn cứ tính thuế.
- Thuế suất: Tỷ lệ phần trăm hoặc mức tuyệt đối để tính số thuế phải nộp.
Nguyên tắc của hệ thống thuế tốt
- Công bằng: Công bằng ngang (tương tự nộp tương tự), công bằng dọc (năng lực cao nộp nhiều hơn).
- Rõ ràng, minh bạch: Luật thuế phải dễ hiểu, dễ dự đoán.
- Linh hoạt: Thích ứng với biến động kinh tế.
- Hiệu quả: Tối đa hóa thu ngân sách, tối thiểu hóa chi phí thu và méo mó kinh tế.
Chương 3: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế
Chịu thuế:
- Hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa thuộc khu phi thuế quan (liên quan đến chính sách, biên giới hải quan).
- Hàng hóa di chuyển qua biên giới hải quan sẽ thuộc diện áp dụng chính sách XNK.
Không chịu thuế:
- Hàng hóa quá cảnh, chờ trung chuyển.
- Viện trợ nhân đạo.
- Hàng hóa giữa khu phi thuế quan với nước ngoài.
- Dầu khí (trả thuế tài nguyên).
Đối tượng nộp thuế
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (có thể ủy quyền cho bên khác).
- Tổ chức nhận ủy thác XNK.
- Người xuất nhập cảnh có hàng hóa XNK (miễn thuế trong định mức, vượt mức thì phải đóng thuế).
- Người thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa miễn thuế (phải kê khai và nộp thuế).
- Các trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Thứ tự áp dụng thuế gián thu
XNK → TTĐB → Bảo vệ môi trường → GTGT
Khái niệm và phạm vi áp dụng
- Thuế XK, NK: Thuế gián thu đánh vào hàng hóa được phép xuất nhập khẩu qua biên giới VN, kể cả từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và ngược lại.
- Biên giới hải quan: Bao gồm lãnh thổ, khu phi thuế quan, kho bảo thuế/ngoại quan, đặc khu kinh tế, cửa hàng miễn thuế, khu mậu dịch tự do.
- Chỉ đánh lên hàng hóa (không đánh lên dịch vụ). Hàng hóa cấm không có tên trong danh mục được XNK.
Khu phi thuế quan
- Là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ VN, có ranh giới địa lý xác định, thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Quan hệ mua bán giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất nhập khẩu.
- Bao gồm: khu chế xuất, kho ngoại quan, khu mậu dịch tự do, cảng tự do, khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế, v.v.
Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế (chi tiết)
Chịu thuế:
- Hàng hóa XK, NK qua cửa khẩu, biên giới VN.
- Hàng hóa XK từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và ngược lại.
- Hàng hóa NXK tại chỗ, hàng hóa của DN thực hiện quyền XK, NK, phân phối.
- Hàng hóa khác do Chính phủ quy định.
Không chịu thuế:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.
- Viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
- Hàng hóa XK từ khu phi thuế quan ra nước ngoài, NK từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan.
- Dầu khí dùng để trả thuế tài nguyên.
Phương pháp tính thuế
1. Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
- Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được xác định theo công thức:
Số tiền thuế phải nộp = Số lượng thực tế xuất/nhập khẩu × Trị giá tính thuế trên một đơn vị × Thuế suất
- Nếu là dầu thô, dầu khí thiên nhiên, thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
- Nếu số lượng thực tế khác với hóa đơn thương mại (do điều kiện giao hàng/thanh toán), thuế được tính trên cơ sở trị giá thực thanh toán và thuế suất từng mặt hàng.
2. Phương pháp tính thuế theo mức thuế tuyệt đối
Số tiền thuế phải nộp = Số lượng thực tế xuất/nhập khẩu × Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị × Tỷ giá tính thuế
3. Phương pháp tính thuế hỗn hợp
Số tiền thuế phải nộp = Số tiền thuế tính theo tỷ lệ phần trăm + Số tiền thuế tuyệt đối phải nộp
4. Phương pháp tính thuế nhập khẩu bổ sung (tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp)
- Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm:
Số tiền thuế phải nộp = Số lượng thực tế nhập khẩu × Trị giá tính thuế trên một đơn vị × Thuế suất thuế bổ sung
- Nếu tính theo mức thuế tuyệt đối:
Số tiền thuế phải nộp = Số lượng thực tế nhập khẩu × Mức thuế bổ sung trên một đơn vị
- Đối với hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng thuế bổ sung, trị giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng phải cộng thêm các khoản thuế bổ sung này.
Lưu ý:
Các chứng từ có thể dùng để xác định số lượng, trị giá hải quan:- Hóa đơn
- Packaging list
- Chứng từ vận tải (B/L)
- Biên bản giám định
- …
Case:
- Trường hợp hóa đơn 500kg, giao đến nơi còn 490kg, thì vẫn phải lấy 500kg (nếu vẫn muốn lấy thực tế 490kg thì cần phải giám định, cân đo đong đếm lại).
- Nếu hai bên mua bán có thỏa thuận dung sai, thỏa thuận khác dẫn đến chênh lệch thì sẽ lấy số lơn hơn để đóng thuế.
- Trong trường hợp số thực tế lớn hơn số lượng/trị giá đóng thuế mà hải quan kiểm tra thực tế thì người mua có rủi ro bị phạt (không thể nói không biết).
- Lỡ mà người bán giao sai hàng, hải quan kiểm tra, lúc đó làm tái xuất cũng khó vì hàng không giống trên chứng từ, phát sinh rất nhiều issue.
- Mua máy tính, nhập 100 cái nhưng hư 2 cái. Người mua yêu cầu người bán giao bù 2 cái, thì có thể giao phi mậu dịch để không đóng thuế.
- Hàng là xe ô tô tính thuế tuyệt đối. Vận chuyển hư hỏng mời giám định tổn thất 30%. Vậy tính thuế là 0.7 chiếc hay 1 chiếc. Vẫn là 1 chiếc và phải đóng thuế đủ 1 chiếc, do đó, chủ hàng trong trường hợp này thường làm thủ tục tái xuất.
Đối tượng nộp thuế (chi tiết)
- Chủ hàng hóa XK, NK (có thể ủy quyền).
- Tổ chức nhận ủy thác XNK.
- Người xuất nhập cảnh (có định mức miễn thuế, vượt mức thì đóng thuế).
- Người thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa miễn thuế.
- Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế nhưng đem bán lại.
- Các trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Thuế suất và phương pháp tính
- Thuế suất (customs.gov.vn):
- Mỗi hàng hóa có mức thuế suất khác nhau (tra cứu mã HS, tại VN xem chương 1-97, sau đó xem chương 98 có ngoại lệ không).
- Thuế suất tương đối (đa phần), thuế suất tuyệt đối (ít, ví dụ xe hơi đã qua sử dụng).
- Thuế theo hạn ngạch thuế quan (đường, muối, trứng gia cầm, thuốc lá nguyên liệu).
- Có 3 mức: Thông thường, Ưu đãi (MFN), Ưu đãi đặc biệt (có FTA (cần kể tên))
- Thuế suất thông thường khi không có MFN hoặc FTA = 150% thuế MFN (nếu thuế MFN bằng 0 thì Thủ tướng Chính phủ quy định).
- Hàng từ khu chế xuất (ví dụ Tân Thuận) thường sẽ tính thuế MFN.
Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu
- Nguyên tắc: Trị giá tính thuế nhập khẩu là giá thực tế của hàng hóa phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo trị giá giao dịch của hai bên, đó là tổng số tiền mà người mua thực tế sẽ phải thanh toán cho nhà nhập khẩu để mua hàng hoá nhập khẩu.
- Nếu thay đổi lịch trình, ví dụ do bão tàu về Đà Nẵng thay vì TP HCM, giá cước tăng lên, thì phải khai tại Đà Nẵng với giá thực tế tại Đà Nẵng.
- “Hàng đến”, thông lệ quốc tế nghĩa là hàng xuống đất. Nhưng tại VN, hàng đến thì theo phương tiện vận tải cập cảng, không bao gồm chi phí dỡ hàng xuống đất (do công ty logistics tại VN không thể xuất hóa đơn VAT dỡ hàng cho từng chủ hàng).
Phương pháp trị giá giao dịch
- Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua và nhập khẩu hàng hóa sau khi đã được điều chỉnh theo quy định.
- Điều kiện áp dụng:
- Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu.
- Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan.
- Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, trừ khoản phải cộng quy định tại điểm e khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC, người mua không phải thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại.
- Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
- Trị giá giao dịch bao gồm các khoản:
- Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại
- Các khoản điều chỉnh theo quy định (bài tập) (cộng mà không cộng được thì không dùng được phương pháp này, ví dụ hàng xách tay, không cộng được chi phí vé máy bay cho hàng)
- Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua trên hóa đơn và chưa điều chỉnh cộng trừ
Các khoản điều chỉnh cộng, trừ
Cộng: Hòa Bình Đẹp Tuyệt, Bản Chi Vận Hành
- H: Hoa hồng & Môi giới (chỉ tính Hoa hồng bán hàng)
- B: Bao bì: Packaging
- Đ: Đóng gói: Packing
- T: Trợ giúp: Trị giá của HH, DV do người mua cung cấp miễn phí hoặc gảm giá cho người SX, người bán
- B: Bản quyền
- C: Chi phí phải trả
- V: Vận tải (đến cửa khẩu nhập đầu tiên, không bao gồm chi phí dỡ hàng xuống đất) (quan trọng khi làm bài tập)
- H: Bảo hiểm
Lưu ý:
- Cộng không bao gồm thuế GTGT phải nộp ở VN.
- Trường hợp khoản thuế đã bao gồm được thanh toán ở nước ngoài thì có thể trừ theo các khoản điều chỉnh trừ.
- Các công ty lớn như các hãng xe nước ngoài sẽ không chấp nhận ghi giá hóa đơn khác giá thực tế trả, do đó để “lách luật”, một số người có thể lập các công ty trading tại nước ngoài để mua trực tiếp từ hãng và công ty trading bán lại tại VN với giá khác để giảm thuế. Do đó, chính phủ nước nhập khẩu có thể yêu cầu phải có giấy phép cho phép tiêu thụ hàng hóa tại VN từ chính đơn vị quản lý thương hiệu xe đó.
- Mời giám định phải trả tiền, vậy có cộng vào trị giá tính thuế không? Không, vì bản chất đó là dịch vụ trả cho công ty giám định VN tại VN.
- Trả phí cho hải quan VN thì không cộng, trả phí cho hải quan nước ngoài thì có cộng (do chi phí tại nước ngoài).
- Điều kiện cộng:
- Do người mua thanh toán và chưa được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;
- Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;
- Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp có liên quan.
Trừ: Hậu Vận Thuế Tiết, Ma Kiếm Chuyển Lãi
- Hậu: Hậu mãi, phát sinh
- Vận: Vận chuyển (sau nhập)
- Thuế: Thuế phí nội địa
- Tiết: Tiết kiệm (giảm giá)
- Ma: Marketing, tiếp thị
- Kiếm: Kiểm tra trước khi nhập khẩu (phải xem bản chất của chi phí đó, nếu việc đó thực hiện tại nước xuất khẩu mà do người bán chịu thì không được trừ, còn nếu do người mua tự yêu cầu kiểm tra, tự trả tiền thì được trừ). Mà không phải người mua muốn thanh toán tiền cho công ty giám định nước ngoài là dễ (ví dụ cho SGS ở Đức) do phải làm thủ tục thanh toán thuế nhà thầu. Do đó, người mua có thể nhờ người bán trả giúp và ghi vào hóa đơn.
- Chuyển: Chuyển tiền, phí L/C
- Lãi: Lãi tài chính
Lưu ý
- Điều kiện trừ:
- Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp có liên quan và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá;
- Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;
- Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam.
- Phí THC không cộng, có thể điều chỉnh trừ nếu hội đủ điều kiện. Được trừ khi phí đó tại VN, ví dụ người bán có nghĩa vụ dỡ hàng tại VN cho người mua (Incoterms nhóm D).
- Incoterms nhóm D có nhiều khoản điều chỉnh trừ.
- Case giảm giá: trừ thì phải trừ liên quan đến lo nhập. Ví dụ, người bán giảm giá cho người mua khi mua 100 ô tô, nhưng chia làm 3 lô (ví dụ 40-40-30). Hai lô đầu không giảm, đến lô thứ 3 giảm 3% trên 100 ô tô là sai, đáng ra chỉ được tính trên 30 ô tô của lô thứ 3. Đến lần thứ 2, công ty có giấy xác nhận của người bán ở Thái Lan nhưng thực tế ở lô 1, lô vẫn chưa có dữ kiện chắc chắn là sẽ nhập 100 chiếc. Vì thế hải quan vẫn không chấp nhận tính 97% ngay từ đầu mà phải tính đủ 100% và làm thủ tục hoàn thuế sau khi có đủ chứng từ. Nhưng điều này lại gây động vốn. Hải quan hỏi Cô và Cô hướng dẫn là phải có dữ kiện thanh toán đủ 100 chiếc, nếu không muốn làm hoàn thuế mà tính 97% từ đầu thì phải trả tiền trước 100 chiếc. Điều này gây động vốn và không đủ vốn để nhập. Cuối cùng công ty nhập khẩu VN lập công ty trading ở Thái để có thể ghi giá lên hóa đơn là 97%.
- Case “rã” xe hơi: Các công ty “rã” xe hơi ra để thay vì tính thuế nguyên chiếc sẽ tính thuế phụ tùng. Vậy việc “rã” xe này có hợp pháp ở nước ngoài (Ví dụ ở Đức - EU) không? Chỉ hợp pháp nếu xe đã “lăn bánh” ở EU. Nhưng mà khi đã “lăn bánh” thì xe đó lại thành xe đã sử dụng, nếu theo biểu thuế VN thì thuế cho xe đã qua sử dụng rất cao, còn phụ tùng thì không được nhập. Đây là vấn đề pháp lý và không đúng về bản chất.
Hộp 3.1 và 3.2 dưới đây là tình huống được diễn giải bằng AI
Hộp 3.1
Tình huống tổng quan: Giảm giá khi nhập khẩu ô tô
- Một công ty ở Việt Nam nhập khẩu 100 chiếc ô tô từ Thái Lan.
- Được người bán giảm giá 3% nếu mua đủ 100 chiếc, nhưng lại chia thành 3 lô nhập khẩu: 40 + 40 + 30.
- Vấn đề: Giảm giá 3% này áp dụng cho lô nào và khi nào thì được trừ khỏi trị giá tính thuế?
Nguyên tắc của hải quan khi xét trừ “giảm giá” khỏi trị giá hải quan:
- Giảm giá chỉ được trừ nếu:
- Liên quan trực tiếp đến lô hàng nhập khẩu.
- Có dữ liệu cụ thể, định lượng được, có chứng từ xác thực tại thời điểm tính trị giá.
- Phù hợp quy định kế toán Việt Nam.
Sai lầm thường gặp:
- Công ty áp dụng giảm giá 3% cho cả 100 xe ngay từ lô đầu tiên, dù thực tế chưa chắc chắn sẽ nhập đủ 100 xe.
- Lô 1 (40 xe): vẫn tính giảm 3% → sai
- Lô 2 (40 xe): vẫn tính giảm 3% → sai
- Lô 3 (30 xe): có giấy xác nhận đủ 100 xe → chỉ lúc này mới đủ điều kiện để giảm
Do đó, hải quan không chấp nhận giảm giá từ đầu, yêu cầu tính đủ giá 100% từ lô đầu → sau đó làm thủ tục hoàn thuế khi đủ chứng từ cho thấy thực sự có giảm giá cho toàn bộ 100 chiếc.
Vấn đề phát sinh:
- Làm hoàn thuế → mất thời gian, tốn công, tốn chi phí.
- Không được giảm ngay → công ty phải tạm nộp nhiều tiền thuế hơn → động vốn → ảnh hưởng dòng tiền.
- Hải quan yêu cầu nếu muốn được áp dụng giá đã giảm 3% từ đầu → phải có dữ kiện rõ ràng là sẽ mua đủ 100 chiếc ngay từ đầu (ví dụ: thanh toán trước cả 100 chiếc).
Cách công ty xử lý:
- Để được tính trị giá đã giảm giá (3%) ngay từ đầu, công ty lập một công ty con (trading) tại Thái Lan, để công ty đó đứng tên người bán rồi phát hành hóa đơn ghi rõ giá đã giảm (97%).
- Như vậy hải quan Việt Nam thấy giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm → chấp nhận luôn → không cần hoàn thuế → giải quyết được bài toán vốn.
Bài học rút ra về “Giảm giá” khi trừ khỏi trị giá hải quan:
Điều kiện cần có | Giải thích |
---|---|
1. Liên quan đến lô hàng đang tính thuế | Giảm giá phải áp dụng cho lô hàng cụ thể, không phải giảm "hứa hẹn" sau này. |
2. Có dữ kiện khách quan, rõ ràng tại thời điểm nhập khẩu | Phải có hợp đồng, xác nhận giảm giá, hóa đơn phù hợp tại thời điểm tính trị giá. |
3. Giá thực tế đã trả phải phản ánh điều đó | Giá ghi trên hóa đơn đã là giá sau giảm. |
4. Không thể “tạm tính giảm trước” rồi xin hoàn thuế nếu chưa có chứng từ đầy đủ | Hải quan sẽ bác yêu cầu và yêu cầu làm hoàn thuế sau. |
5. Nếu muốn được tính giá đã giảm từ đầu thì phải chứng minh bằng hành động rõ ràng | Ví dụ thanh toán trước toàn bộ 100 chiếc, hoặc hợp đồng mua 1 lần, không chia nhỏ. |
Hộp 3.2
Tình huống Case "rã" xe hơi – Bản chất là gì?
- Một số công ty nhập khẩu không nhập xe ô tô nguyên chiếc, mà rã xe ra thành các phụ tùng rời rạc như:
- Khung xe
- Động cơ
- Hệ thống truyền động
- Lốp, ghế, bảng điều khiển, túi khí, v.v.
- Mục tiêu là khai báo hải quan các lô hàng này dưới dạng linh kiện/phụ tùng, không phải là xe nguyên chiếc → thuế suất thấp hơn rất nhiều, hoặc không bị hạn chế như xe đã qua sử dụng.
Vấn đề pháp lý đặt ra:
- Có hợp pháp ở nước xuất khẩu không?
- Ở EU (ví dụ Đức), việc "rã" xe (dismantling) chỉ được phép nếu xe đó đã:
- Đăng ký lưu hành
- Đã qua sử dụng (used)
- Được đưa đi "phá dỡ" đúng quy trình xử lý chất thải (scrap vehicle regulations)
- Nếu xe chưa lăn bánh thì không được phép rã (vì đang là sản phẩm hoàn chỉnh, phải xuất khẩu theo dạng nguyên chiếc).
- Ở EU (ví dụ Đức), việc "rã" xe (dismantling) chỉ được phép nếu xe đó đã:
- Về phía Việt Nam – Có vi phạm gì không?
- Về bản chất hàng hóa: Dù nhập khẩu dưới dạng phụ tùng nhưng nếu các bộ phận có thể lắp lại thành xe hoàn chỉnh → hải quan xem xét lại bản chất là nhập khẩu xe nguyên chiếc trá hình.
- Về biểu thuế:
- Xe nguyên chiếc mới: thuế suất cao (thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt + VAT).
- Xe đã qua sử dụng: thuế còn cao hơn nữa (áp thuế tuyệt đối, ví dụ vài nghìn USD/chiếc).
- Phụ tùng rời: có thể không bị hạn chế hoặc thuế thấp hơn nhiều.
- Nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở, cố tình rã xe để:
- Tránh thuế xe đã qua sử dụng.
- Tránh thuế xe mới nguyên chiếc.
- Tránh chính sách quản lý nhập khẩu xe (giấy phép, kiểm tra chất lượng, quota...).
Rủi ro và hậu quả pháp lý:
- Hải quan Việt Nam có thể:
- Điều tra và giám định: nếu phát hiện các phụ tùng nhập về có thể ghép thành xe hoàn chỉnh → áp lại thuế như xe nguyên chiếc.
- Xử phạt gian lận hải quan: khai sai tên hàng, sai bản chất để trốn thuế → phạt tiền, truy thu, có thể bị khởi tố hình sự nếu nghiêm trọng.
- Tịch thu hàng hóa: nếu vi phạm quy định nhập khẩu phụ tùng (vì nhiều phụ tùng xe cũ không được nhập khẩu nếu không chứng minh nguồn gốc rõ ràng, an toàn).
Tóm lại – Bản chất của "Case rã xe":
Nội dung | Diễn giải |
---|---|
Mục tiêu của doanh nghiệp | Giảm thuế, lách quy định nhập khẩu ô tô nguyên chiếc |
Thực hiện thế nào | Mua xe ở EU → rã ra từng phần → gửi về VN thành nhiều lô phụ tùng |
Trở ngại pháp lý ở EU | Chỉ được rã nếu xe đã dùng → nhưng như vậy xe lại thành "đã qua sử dụng" |
Trở ngại pháp lý ở VN | Xe đã qua sử dụng thuế cao, phụ tùng rời bị hạn chế nhập → nếu bị nghi ngờ "rã trá hình" thì hải quan sẽ xử lý rất nặng |
Bản chất | Đây là hành vi không đúng bản chất giao dịch, mang tính lách luật, tiềm ẩn rủi ro pháp lý cao |
Nguyên tắc phân bổ
Nguyên tắc phân bổ cước phí vận tải, xếp dỡ và cước phí chung có liên quan cho từng loại hàng của 1 lô hàng:
- Phân bổ trên cơ sở biểu giá vận tải của người vận tải hàng hoá;
- Phân bổ theo trọng lượng hoặc thể tích của hàng hoá;
- Phân bổ theo tỷ lệ trị giá mua của từng loại hàng hoá trên tổng trị giá lô hàng. Nếu hàng tổn thất thì phân bổ các chi phí như vận chuyển nguyên hay sau khi trừ tổn thất → Vẫn lấy nguyên. Tuy nhiên, nếu tổn thất lớn, thì người nhập có thể làm đơn hải quan xem xét lại trường hợp để phân bổ cho hợp lý.
- Một số loại phí có thể phát sinh trong quá trình vận tải (điều kiện cộng hoặc trừ tùy trường hợp, thường chi phí ở nước ngoài thì cộng, ở VN thì không (thậm chí thuộc điều chỉnh trừ)):
- THC = Terminal Handling Charges
- CSC = Container Service Charges
- CFS = Container Freight Station fee
- D/O = Delivery Order fee
- CCF = Container Cleansing Fee
- CIC = Container Imbalance Charge
- FAF = Fuel Adjustment Factor
- Fuel Surcharge
- PCF = Port Congestion fee
- PSS = Peak-season surcharge
Tổng hợp các FTA của Việt Nam
STT | FTA | Hiện trạng | Đối tác |
---|---|---|---|
1 | AFTA | Có hiệu lực từ 1993 | ASEAN |
2 | ACFTA | Có hiệu lực từ 2003 | ASEAN, Trung Quốc |
3 | AKFTA | Có hiệu lực từ 2007 | ASEAN, Hàn Quốc |
4 | AJCEP | Có hiệu lực từ 2008 | ASEAN, Nhật Bản |
5 | VJEPA | Có hiệu lực từ 2009 | Việt Nam, Nhật Bản |
6 | AIFTA | Có hiệu lực từ 2010 | ASEAN, Ấn Độ |
7 | AANZFTA | Có hiệu lực từ 2010 | ASEAN, Australia, New Zealand |
8 | VCFTA | Có hiệu lực từ 2014 | Việt Nam, Chi Lê |
9 | VKFTA | Có hiệu lực từ 2015 | Việt Nam, Hàn Quốc |
10 | VN – EAEU FTA | Có hiệu lực từ 2016 | Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan |
11 | CPTPP | Có hiệu lực từ 30/12/2018, tại VN từ 14/1/2019 | Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia, Vương quốc Anh |
12 | AHKFTA | Có hiệu lực tại HK (TQ), Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore, VN từ 11/06/2019. Đầy đủ từ 12/02/2021 | ASEAN, Hong Kong (Trung Quốc) |
13 | EVFTA | Có hiệu lực từ 01/08/2020 | Việt Nam, EU (27 thành viên) |
14 | UKVFTA | Có hiệu lực tạm thời từ 01/01/2021, chính thức từ 01/05/2021 | Việt Nam, Vương quốc Anh |
15 | RCEP | Có hiệu lực từ 01/01/2022 | ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand |
16 | VIFTA | Ký kết ngày 25/07/2023 | Việt Nam, Israel |
17 | Việt Nam – UAE FTA | Ký kết ngày 28/10/2024 | Việt Nam, các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) |
18 | Việt Nam – EFTA FTA | Đang đàm phán (khởi động 5/2012) | Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) |
19 | ASEAN - Canada | Đang đàm phán (tái khởi động 11/2021) | ASEAN, Canada |
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập
- Phương pháp tính trị giá tính thuế:
- Áp dụng tuần tự 6 phương pháp: Giá giao dịch, giá giao dịch hàng hóa giống hệt, giá giao dịch hàng hóa tương tự, giá khấu trừ, giá tính toán, giá suy luận.
- Giá tính thuế dựa trên hóa đơn thương mại, điều chỉnh cộng/trừ theo quy định (phí vận tải, bảo hiểm, môi giới, phí bản quyền, v.v.).
- Các khoản điều chỉnh trừ: chi phí phát sinh sau nhập khẩu, chi phí vận tải nội địa, giảm giá, phí kiểm tra chất lượng, phí mở L/C, lãi suất trả chậm, v.v.
Các loại thuế nhập khẩu bổ sung (phòng vệ thương mại)
- Thuế chống bán phá giá: Khi hàng hóa nhập khẩu gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
- Thuế chống trợ cấp: Khi hàng hóa nhập khẩu nhận trợ cấp từ chính phủ nước xuất khẩu.
- Thuế tự vệ: Khi hàng hóa nhập khẩu tăng đột biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Khai thuế
Thời điểm tính thuế
Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với cơ quan Hải quan, được cơ quan Hải quan tiếp nhận và xác nhận đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Miễn thuế
- Nguyên liệu gia công miễn thuế, vậy gia công còn dư thì sao? Có thể tái xuất hoặc nộp thuế bổ sung. Nếu chưa nộp thuế bổ sung thì phải sử dụng đúng mục đích gia công, không được làm gì khác kể cả tiêu hủy.
Giảm thuế (có bài tập)
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan theo quy định tại Luật hải quan năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nếu bị hư hỏng, mất mát do nguyên nhân khách quan được giảm thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Hoàn thuế
Theo Điều 19 Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016, người nộp thuế được hoàn thuế trong các trường hợp sau (nộp thừa trong 365 ngày):
- Nộp thuế nhưng không có hàng hóa hoặc số lượng thấp hơn so với khai báo.
- Hàng xuất khẩu bị tái nhập lại → Hoàn thuế xuất khẩu, không phải nộp thuế nhập khẩu.
- Hàng nhập khẩu bị tái xuất lại → Hoàn thuế nhập khẩu, không phải nộp thuế xuất khẩu.
- Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu → Khi xuất khẩu xong sản phẩm, được hoàn phần thuế nhập khẩu đầu vào.
- Hàng tạm nhập, tái xuất → Máy móc, thiết bị tạm nhập được hoàn thuế khi tái xuất, căn cứ vào thời gian sử dụng còn lại.
Bài tập tình huống: Tính thuế nhập khẩu
Buổi 2 & 3
Công ty SASA ở TP.HCM nhập khẩu một lô hàng từ Singapore gồm 2 mặt hàng:- Đơn giá ghi trên hóa đơn thương mại của 10 sản phẩm X là 1.000 USD/chiếc
- 500 thùng sản phẩm Y (24 chai/thùng, 500ml/chai), đơn giá 36 USD/thùng
Theo điều kiện CIF Hochiminh Incoterms® 2020.
Biết:
- Chi phí vận tải quốc tế: 3.360 USD
- Chi phí bảo hiểm quốc tế: 560 USD
- Người mua trả phí môi giới bán hàng 2% trị giá FOB của lô hàng cho đại lý bán hàng ở Singapore do bên bán chỉ định.
- Công ty SASA phải trả cho đại lý tàu tại TP.HCM các khoản phí sau:
- Phí xếp dỡ hàng (THC) tại cảng Sài Gòn: 130 USD
- Phụ phí xăng dầu (FAF): 168 USD
- Phí rửa công (CCF): 100 USD
- Tất cả các khoản phí trên đều có chứng từ hợp lệ và không bao gồm thuế GTGT ở Việt Nam.
Tax Type | Item X | Item Y |
---|---|---|
Import Duty | 30% + 50 USD/chiếc | 15% + 1.0 USD/lít |
Anti-dumping Duty | — | 12% |
Safeguard Duty | 100 USD/chiếc | — |
Exchange Rate | 26,200 VND/USD | — |
Yêu cầu:
- Tính trị giá tính thuế, số thuế nhập khẩu, thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, tổng số tiền thuế phải nộp cho từng mặt hàng.
- Áp dụng đúng nguyên tắc cộng/trừ các khoản điều chỉnh, xác định trị giá tính thuế theo phương pháp giao dịch, và sử dụng tỷ giá quy đổi theo quy định.
- Tiếp tục dự kiện trên, giả sử khi về đến cảng Sài Gòn, theo biên bản kiểm kê và giám định của SGS, lô hàng bị tổn thất trong quá trình chuyên chở. Cụ thể sản phẩm X bị tổn thất 5 chiếc với tỷ lệ tổn thất là 3 chiếc tổn thất 25% và 2 chiếc tổn thất 35% giá trị. Sản phẩm Y bị mất 4 thùng và bị vỡ 25 thùng, còn lại 120 chai (của 25 thùng vỡ). Tính số thuế phải nộp trong trường hợp lô hàng có tổn thất như trên.
Buổi 4 (Câu BT1C): Tiếp tục dữ kiện của BT1A (buổi 1), giả sử khi về đến cảng Sài Gòn, theo biên bản kiểm kê và giám định của SGS, lô hàng bị tổn thất trong quá trình chuyên chở. Cụ thể sản phẩm X bị tổn thất 5 chiếc với tỷ lệ tổn thất là 2 chiếc tổn thất 20% và 3 chiếc tổn thất 35% giá trị. Sản phẩm Y bị mất 10 thùng và bị vỡ 20 thùng, còn lại 120 chai (của 20 thùng vỡ). Tỷ giá tính thuế: 1 USD = 26.100 VND
Bảng. Thuế suất áp dụng cho hàng nhập khẩu:
Loại thuế | Mặt hàng X | Mặt hàng Y |
---|---|---|
Thuế nhập khẩu | 20% + 10 USD/chiếc | 25% + 1,5 USD/lít |
Thuế NKBS | 50 USD/chiếc | 8% giá trị |
Thuế TTĐB | 35% giá trị | 15% giá trị |
- Sales tax

Bảng tính mẫu:
Bài tập hữu ích khác: link
Chương 4: Thuế tiêu thụ đặc biệt (Excise tax)
Đối tượng chịu thuế
- Hàng hóa:
- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
- Rượu;
- Bia;
- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
- Ô tô nhập vào khu phi thuế quan vẫn chịu thuế TTĐB vì thời điểm ban hành luật xe hơi được xem là hàng xa xỉ và xe có thể chạy ra khỏi khu chế xuất đó (không phải chỉ tiêu dùng nội bộ).
- Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông.
- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
- Tàu bay, du thuyền;
- Tàu bay Vietnam Airlines không chịu thuế này do thuộc mục Đối tượng không chịu thuế. Nhưng nếu dùng xong bán lại thì phải kê khai và nộp thuế (thay đổi mục đích sử dụng).
- Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;
- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
- Bài lá;
- Vàng mã, hàng mã.
- Dịch vụ:
- Kinh doanh vũ trường;
- Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
- Nếu quán karaoke kinh doanh nước suối thì nước suối đó không chịu thuế TTĐB.
- Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
- Kinh doanh đặt cược;
- Người VN đi chơi Casino ở Macao có đánh thuế TTĐB không? Không vì không tiêu dùng ở VN.
- Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
- Kinh doanh xổ số.
Đặc điểm
- Đánh vào hàng hóa, dịch vụ đặc biệt (rượu, bia, thuốc lá, ô tô, xăng dầu, dịch vụ casino, v.v.) (học thuộc 16 tên).
- Thuế suất cao (thường là hai chữ số).
- Không bị cấm tiêu dùng, nhưng nếu tiêu dùng thì phải đóng thuế cao → điều tiết thu nhập, hạn chế tiêu dùng.
- Tính đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ tùy thuộc vào phong tục, tập quán, mức thu nhập và quy định pháp luật từng quốc gia.
- Hướng dẫn SX và tiêu dùng.
- Điều tiết TN XH và tái phân phối TN XH.
- Thuế TTĐB ra đời trước thuế bảo vệ môi trường (BVMT).
- Đối với hàng hóa nhập khẩu: nộp 1 lần tại khâu nhập khẩu (tạm tính), bán ra tiêu thụ (thực tế).
- Đại lý không phải đóng thuế TTĐB, do đã đóng ở lần bán đầu tiên.
- Nếu xuất khẩu thì không cần đóng thuế, ngoại trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho khu chế xuất (vẫn phải đóng TTĐB).
- Thuế TTĐB chỉ đánh 1 lần đối với hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trong nước.
Sơ lược về luật thuế TTĐB
Được áp dụng phổ biến trên TG với nhiều tên gọi khác nhau (thuế TD ĐB, thuế ĐB, thuế HH…). Ở VN:
- Luật thuế TTĐB 1990 (thay thế thuế HH), được sửa đổi, bổ sung 1993, 1995
- Luật thuế TTĐB 1998, được sửa đổi 2003, 2005
- Luật thuế TTĐB 2008 và NĐ, TT hướng dẫn
- Luật thuế TTĐB sửa đổi năm 2014 có hiệu lực từ 1/1/2016
- Năm 2025, đang dự thảo luật mới, bổ sung nước ngọt
- Mua một ly cafe, trà sữa có nằm trong nhóm đó không? Không vì đây là service.
Người nộp thuế
- Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (mua đi bán lại thì không).
- Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Lưu ý:
- Người nấu rượu rồi tự uống có đóng thuế không TTĐB không? Có.
- Nếu hàng chịu thuế TTĐB không nhập khẩu mà sản xuất trong nước thì khi nào đóng thuế? Đóng theo kỳ tính thuế. Người nộp thuế nộp hồ sơ Khai thuế tiêu thụ đặc biệt chậm nhất vào ngày 20 của tháng sau tháng phát sinh
Căn cứ tính thuế
Giá tính thuế TTĐB: được xác định trên cơ sở giá chưa có thuế TTĐB, thuế BVMT và thuế GTGT Ở khâu NK (khai báo HQ): TGTT TTĐB = TGTT NK + thuế NK + thuế NKBS (nếu có)
Ở khâu bán ra HH NK: TGTT TTĐB = (Giá bán chưa có GTGT - Tbvmt) / (1 + ts ttdb) - TGTT TTĐB ở khâu NK
Hàng có tổn thất thì sao: Phân bổ tương ứng với giá trị còn lại hay chia đều cho số lượng. Dùng tỷ lệ giá trị.
Chương 5: Thuế Bảo vệ môi trường
Đặc điểm
- Là loại thuế gián thu
- Chỉ đánh vào 1 số loại HH mà việc sử dụng gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường → phạm vi áp dụng hẹp và danh mục riêng
- Chỉ đánh duy nhất 1 lần ở khâu SX hoặc NK nếu hàng hóa đó tiêu dùng tại VN
- Áp dụng thuế suất tuyệt đối
Mục đích của thuế BVMT
- Tạo quỹ để phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường, hướng đến việc phát triển bền vững
- Hướng dẫn sản xuất (SX) và tiêu dùng trong nước
- Tăng cường quản lý (QL) hoạt động sản xuất, tiêu dùng một số hàng hóa có ảnh hưởng đến môi trường
- Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN)
Đối tượng chịu thuế (Gồm 8 nhóm hàng hóa chính)
- Xăng, dầu, mỡ nhờn
- Than đá
- Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC)
- Túi ni lông thuộc diện chịu thuế
- Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng
- Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng
- Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng
- Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng
Đối tượng KHÔNG chịu thuế: HH thuộc diện chịu thuế nhưng không tiêu dùng ở VN
Đối tượng nộp thuế
- Đối tượng nộp thuế: là tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) có hoạt động sản xuất (SX) hoặc nhập khẩu (NK) hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường (BVMT)
→ Gồm 2 đối tượng:- Người sản xuất hàng hóa chịu thuế
- Người nhập khẩu hàng hóa chịu thuế
- Thuế được nộp 1 lần ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu
Phương pháp tính thuế
- Căn cứ tính thuế:
- Thuế suất: tính theo thuế suất tuyệt đối (VND)
- Số lượng tính thuế BVMT
- Số tiền thuế BVMT phải nộp = Số lượng tính thuế BVMT × Thuế suất thuế BVMT
Kê khai và nộp thuế
- Đối với nhập khẩu (NK): nộp theo từng lần phát sinh
- Đối với hàng sản xuất (SX) trong nước: nộp theo kỳ tính thuế tại cơ quan thuế địa phương
- Đồng tiền nộp thuế: Việt Nam Đồng (VNĐ)
Chương 6: Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Đặc điểm
- Đánh vào phần giá trị tăng thêm ở mỗi khâu sản xuất, lưu thông.
- Được áp dụng nhiều lần, mỗi lần mua bán là một lần tính thuế GTGT.
- Có hai phương pháp xác định: phương pháp cộng (tính trên tiền công hoặc yếu tố gia công chế tác) và phương pháp trừ (có hóa đơn chứng từ đầy đủ).
- Thuế suất phổ biến: 5% và 10%.
- Không bị lặp lại như thuế doanh thu (chỉ đánh lên phần tăng thêm, không đánh toàn bộ doanh thu).
- Đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách áp dụng thuế suất 0% cho hàng xuất khẩu.
- Thuế suất 0%: Được hoàn thuế GTGT đầu vào.
- Miễn thuế: Không được hoàn thuế GTGT đầu vào.
Một số lưu ý thực tế
- Nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT thì phải đóng thuế.
- Sản xuất hay nhập khẩu đều phải đóng thuế GTGT.
- Nếu không có hóa đơn chứng từ thì khó xác định giá mua vào, bán ra.
- Giá bán ra phải ghi trên chứng từ hợp lệ.
- Hoạt động tiêu thụ nội bộ của công ty vẫn phải đóng thuế GTGT.
- Thuế GTGT ở Việt Nam có thể tăng trong tương lai.
Công thức kiểm tra tổng số tiền thuế phải nộp cho 1 mặt hàng nhập khẩu
Tổng thuế phải nộp = Thuế NK + NKBS + TTĐB + BVMT + GTGT
Trong đó:
- GTGT = (Giá tính thuế NK + các loại thuế khác) x (1 + thuế suất GTGT %) – Trị giá tính thuế NK
Chương 7: Thuế thu nhập doanh nghiệp & cá nhân (CIT & PIT)
Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (CIT)
1.1. Định nghĩa
- Là một loại thuế trực thu đánh lên thu nhập đánh (chịu) thuế của DN; thu sau khi trừ chi phí kinh doanh, lãi suất, khấu hao và các khoản được phép khấu trừ khác.
1.2. Đặc điểm
- Là thuế trực thu, có phạm vi áp dụng rộng rãi.
- Có mức thuế suất từ trung bình đến cao (thường là 20% hoặc 22%).
- Là công cụ quan trọng của Nhà nước trong điều tiết và phát triển kinh tế vĩ mô:
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng nhanh tích lũy và tích tụ vốn (vốn của DN đến từ nhiều nguồn khác nhau).
1.3. Vai trò
- Là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điều tiết, phân phối thu nhập.
- Là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước (NSNN).
- Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
- Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế.
1.4. Phạm vi áp dụng
- DN được thành lập theo quy định của PL VN;
- DN được thành lập theo quy định của PL nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
- Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
- Đơn vị sự nghiệp;
- Tổ chức khác
Các DN trên phải nộp thuế nếu có phát sinh TNCT như sau:
- DN VN nộp thuế đối với TNCT phát sinh tại Việt Nam và ngoài Việt Nam;
- DN nước ngoài có cơ sở thường trú tại VN nộp thuế đối với TNCT phát sinh tại Việt Nam và TNCT phát sinh ngoài Việt Nam có liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
- DN nước ngoài có cơ sở thường trú tại VN nộp thuế đối với TNCT phát sinh tại VN mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú; (bài tập)
- DN nước ngoài không có cơ sở thường trú tại VN nộp thuế đối với TNCT phát sinh tại VN
Phương pháp tính thuế

Thu nhập CHỊU thuế: bằng doanh thu TRỪ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh CỘNG thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam
Căn cứ tính thuế
- DOANH THU: là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng.
- Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.
Các khoản chi được trừ
- ĐK được trừ:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SX, KD của doanh nghiệp;
- Có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật (các khoản thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên → không dùng tiền mặt)
Các khoản chi không được trừ
- Có 37 khoản.
Thuế nhà thầu nước ngoài (FCT)
Thuế nhà thầu nước ngoài loại thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam. Đối tượng chịu thuế nhà thầu nước ngoài là nhà thầu nước ngoài, gồm:
- Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
- Cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam.
Bài tập FCT
A foreign supplier from Singapore (the Contractor) provides services to Company A in Vietnam, with a contract value of USD 60,000.00 (Exchange rate 26,200 VND/USD). Tax Rates: VAT: 3%, CIT: 2%. Calculate the FCT payable amount (VAT 3% and CIT 2%) and the contractor’s net income received in the following cases:
- The contract value is Gross
- The contract value is Net
- The contract value is Net of VAT (Gross of CIT)
Thuế Thu nhập Cá nhân (PIT)
- Thuế suất: lũy tiến từng phần từ 5% đến 35% (thu nhập càng cao thì đóng thuế càng nhiều).
Biểu thuế lũy tiến từng phần (thu nhập từ tiền lương/tháng, cư dân)
Bậc | Thu nhập tính thuế/tháng (trđ) | Thuế suất | Cách 1: Tính số thuế phải nộp | Cách 2: Tính số thuế phải nộp |
---|---|---|---|---|
1 | Đến 5 | 5% | 0 trđ + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5 đến 10 | 10% | 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ | 10% TNTT - 0,25 trđ |
3 | Trên 10 đến 18 | 15% | 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ | 15% TNTT - 0,75 trđ |
4 | Trên 18 đến 32 | 20% | 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ | 20% TNTT - 1,65 trđ |
5 | Trên 32 đến 52 | 25% | 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ | 25% TNTT - 3,25 trđ |
6 | Trên 52 đến 80 | 30% | 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ | 30% TNTT - 5,85 trđ |
7 | Trên 80 | 35% | 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ | 35% TNTT - 9,85 trđ |
Chú thích:
- TNTT = Thu nhập tính thuế (sau khi giảm trừ).
- “trđ” = triệu đồng.
- Cách 1: Tính theo từng bậc, cộng dồn.
- Cách 2: Tính nhanh theo công thức
Thuế suất toàn phần
- Đối với chuyển nhượng bất động sản: đánh thuế chuyển nhượng đối với ngoài gia đình (trong gia đình thì không cần đóng thuế).
- Thừa kế, quà tặng:
- Nếu diễn ra trong gia đình thì không đóng thuế.
- Nếu ngoài gia đình, người nhận có thể phải đóng thuế (trừ trường hợp miễn thuế).
Lưu ý về người nộp thuế:
- Cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương ở Việt Nam thì đóng thuế suất toàn phần (20%).
Giảm trừ
- Các loại bảo hiểm bắt buộc tại Việt Nam (xã hội, y tế, thất nghiệp), các khoản giảm trừ tùy theo hoàn cảnh.
Lưu ý:
Tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo và phục vụ mục đích học tập.